Giới thiệu - Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Tỉnh Gia Lai

Tổng quan khu kinh tế

I. Khái quát về Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh
 

 
Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Đức Cơ, Gia Lai) thông thương với cửa khẩu Oyadav huyện Ou Ya Dav tỉnh Ratanakiri, Campuchia
 
      Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (đường 19) tỉnh Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 139/2001/QĐ-TTg ngày 21/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các xã: Ia Kla, Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Dom và thị trấn Chư Ty, với tổng diện tích tự nhiên 41.860 ha, dân số khoảng 27.700 người, chiếm 58,3% diện tích, 50% dân số toàn huyện Đức Cơ. Cửa khẩu Lệ Thanh được nâng cấp từ Cửa khẩu quốc gia lên Cửa khẩu quốc tế theo Quyết định 306/QĐ-TTg ngày 13/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

      Là địa bàn biên giới có xuất phát điểm kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng thiếu và không đồng bộ. Song nhờ sự quan tâm của Chính phủ, sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của các ngành, nên đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Tình hình an ninh tại Khu kinh tế được củng cố và giữ vững. Kim ngạch xuất nhập khẩu và số lượt người xuất nhập cảnh năm sau cao hơn năm trước; hoạt động thương mại biên giới dần hình thành và đi vào nề nếp; hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước sinh hoạt, chợ Cửa khẩu và bãi đỗ xe được đầu tư xây dựng góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tại Cửa khẩu.
Với vị trí địa chính trị quan trọng thuộc khu tam giác phát triển Việt Nam- Lào - Campuchia, cách thành phố Pleiku 72 km, huyện Đức Cơ 23 km, huyện Ojadao 30 km và thành phố Bun Lung - tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) 75 km, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh được Chính phủ 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia đặc biệt quan tâm. Sự phát triển của khu vực này có tác động lớn đến quá trình phát triển của tỉnh Gia Lai cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh, đồng thời góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của các tỉnh Đông Bắc Campuchia và các tỉnh Nam Lào. Khu vực này có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, xuất nhập khẩu nông sản, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, giao thương và dịch vụ kinh tế Cửa khẩu với nước bạn, đặc biệt là Campuchia.

II. Khái quát về Khu công nghiệp Trà Đa

 
     Khu công nghiệp Trà Đa
 
      Khu công nghiệp Trà Đa giai đoạn 1 (diện tích 109 ha) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt dự án khả thi xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 1493/QĐ-CT ngày 25/12/2003. Qua nhiều giai đoạn đầu tư, hiện nay, hạ tầng Khu công nghiệp Trà Đa được xây dựng khá đồng bộ; bao gồm: hệ thống đường giao thông, bó vỉa, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, nhà máy xử lý nước thải… cơ bản đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư và đã được lấp đầy 100% diện tích.

      Khu công nghiệp Trà Đa mở rộng (diện tích 104 ha) được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 16/9/2011; đang trong giai đoạn đầu tư kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và nguồn vốn khác, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016, đến nay đã có 6 dự án đầu tư và sẵn sàng đón các nhà đầu tư mới.

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công