Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Cần "cú hích" mạnh mẽ để phát triển

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:17

(GLO)- Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) có nhiều điều kiện để phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, đến nay, khu kinh tế này vẫn chưa phát triển như mong đợi. Để thay đổi điều này đòi hỏi phải có những “cú hích” mạnh mẽ từ nhiều phía.
Nhiều hạn chế
 
Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh nằm tại cửa ngõ tiếp giáp với các tỉnh Đông Bắc Campuchia nên thuận lợi về các điều kiện tự nhiên cũng như giao thông. Tuy nhiên nhiều năm qua, nơi đây khá đìu hiu. Hiện khu kinh tế này mới chỉ có 32 nhà đầu tư thực hiện 39 dự án với tổng vốn đăng ký 541,8 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 232,6 tỷ đồng. Trong đó, 11 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 19 dự án đang xây dựng, 9 dự án đang làm thủ tục. Các dự án này chủ yếu là cho thuê kho, bãi và kinh doanh, xuất-nhập khẩu hàng nông sản. 
 
Khu chợ cửa khẩu khi mới xây dựng được kỳ vọng sẽ là điểm buôn bán nhộn nhịp ở vùng biên. Thế nhưng, hiện tại, chợ gần như bỏ không. Hoạt động giao thương khu vực này cũng mang tính thời vụ với các mặt hàng nông sản như mì, điều, cao su... Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu tại Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh chỉ đạt 88,81 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6,23 tỷ đồng, nguồn thu chủ yếu là thuế giá trị gia tăng mặt hàng cao su nhập khẩu và thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón. 
 
Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Cần “cú hích” mạnh mẽ để phát triển  (GLO)- Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) có nhiều điều kiện để phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, đến nay, khu kinh tế này vẫn chưa phát triển như mong đợi. Để thay đổi điều này đòi hỏi phải có những “cú hích” mạnh mẽ từ nhiều phía.  Nhiều hạn chế  Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh nằm tại cửa ngõ tiếp giáp với các tỉnh Đông Bắc Campuchia nên thuận lợi về các điều kiện tự nhiên cũng như giao thông. Tuy nhiên nhiều năm qua, nơi đây khá đìu hiu. Hiện khu kinh tế này mới chỉ có 32 nhà đầu tư thực hiện 39 dự án với tổng vốn đăng ký 541,8 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 232,6 tỷ đồng. Trong đó, 11 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 19 dự án đang xây dựng, 9 dự án đang làm thủ tục. Các dự án này chủ yếu là cho thuê kho, bãi và kinh doanh, xuất-nhập khẩu hàng nông sản.   Khu chợ cửa khẩu khi mới xây dựng được kỳ vọng sẽ là điểm buôn bán nhộn nhịp ở vùng biên. Thế nhưng, hiện tại, chợ gần như bỏ không. Hoạt động giao thương khu vực này cũng mang tính thời vụ với các mặt hàng nông sản như mì, điều, cao su... Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu tại Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh chỉ đạt 88,81 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6,23 tỷ đồng, nguồn thu chủ yếu là thuế giá trị gia tăng mặt hàng cao su nhập khẩu và thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón.  Tương tự, trước đây, cửa hàng miễn thuế đặt tại khu liên hợp cửa khẩu còn phong phú các mặt hàng, thu hút nhiều người đến mua sắm. Nhưng hiện nay, cửa hàng chỉ có mặt hàng rượu, hiếm hoi mới có khách ghé mua. Hay khi Quốc môn khánh thành, nhiều kỳ vọng về sự phát triển du lịch ở khu vực này đã được nhắc đến. Song đến nay, chỉ với Quốc môn, CKQT Lệ Thanh vẫn chưa thể “lôi kéo” được du khách tìm đến.   Hiện tại, Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh vẫn chưa có quy hoạch chung nên thiếu định hướng trong vấn đề đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư, gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất. Khu kinh tế này cũng chưa có bản đồ địa chính nên ảnh hưởng đến công tác kiểm kê, thống kê, quản lý sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được triển khai. Ông Nguyễn Như Trình-Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh-cho hay: Qua rà soát, kiểm tra quỹ đất thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trước đây là đất lâm nghiệp (nằm trong phần diện tích đất UBND tỉnh đã giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ quản lý và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng có các trường hợp người dân đã canh tác vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng cao su, điều…). Do đó, toàn bộ diện tích người dân đang canh tác trên đất lâm nghiệp nêu trên không đủ điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi. Mặt khác, chính sách hỗ trợ cho các hộ dân đang canh tác trong khu vực giải phóng mặt bằng chưa được pháp luật quy định. Do vậy, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đang gặp khó khăn, vướng mắc.  Cần sự chung tay  Để tăng cường công tác quản lý tại Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh, giữa năm 2019, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đã ký kết quy chế phối hợp với UBND huyện Đức Cơ. Nội dung phối hợp gồm: Quản lý đầu tư; lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng; quản lý đất đai, khoáng sản và môi trường; quản lý doanh nghiệp và lao động; quản lý quốc phòng-an ninh và trật tự xã hội; quan hệ đối ngoại. Theo ông Nguyễn Như Trình-Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh: “Việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh giữa 2 bên đã góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính và thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư tại đây cơ bản ổn định và phát triển. Hạ tầng khu vực cửa khẩu đã được đầu tư và dần đi vào hoàn thiện; đời sống người dân ngày càng phát triển, công nghiệp; thương mại-dịch vụ có sự tăng trưởng tích cực”.   Tuy nhiên, Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh hiện vẫn chưa phát triển như kỳ vọng bởi nhiều hạn chế. Ông Vũ Mạnh Định-Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho hay: Đến nay, đã có 350 tỷ đồng được phân bổ để đầu tư hạ tầng cho khu vực CKQT Lệ Thanh. Huyện đang hướng tới phát triển thương mại-dịch vụ ở đây. Để thúc đẩy Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh phát triển như mong đợi, trước hết cần làm tốt công tác phối hợp giữa các bên. “Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cần tiếp tục đôn đốc, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục triển khai dự án. Huyện sẽ chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã phối hợp triển khai, có vấn đề gì sẽ xử lý ngay. Huyện cũng sẽ cùng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh nghiên cứu và tiếp tục kiến nghị những vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, có thể vận động doanh nghiệp chung tay hỗ trợ. Về vấn đề phát triển du lịch, chúng ta cần có kế hoạch kết nối các vùng du lịch với nhau tạo nên các tour, ví dụ từ Pleiku lên Đức Cơ; từ Ia Grai đi dọc biên giới về bến đò A Sanh và qua CKQT Lệ Thanh; từ cửa khẩu đi qua các tỉnh Siem Reap, Preah Vihear... của Campuchia. Đặc biệt, làm sao để xây dựng “Chợ phiên biên giới”, có thể 1 tháng hoặc 1 quý/lần để người dân 2 bên giao thương, trao đổi hàng hóa, tạo động lực phát triển thương mại, du lịch, góp phần xứng tầm là CKQT”-ông Định cho biết. Còn theo ông Trần Thanh Vân-Chi cục trưởng Chi cục Hải quan CKQT Lệ Thanh: “Có một thực tế là người dân Campuchia đi thăm thân nhân hoặc muốn qua Việt Nam du lịch theo đường cửa khẩu Lệ Thanh chỉ được đi trong khu vực biên giới và trong vòng 24 tiếng đồng hồ, điều này hạn chế sự phát triển về du lịch rất nhiều. Chúng ta cần nghiên cứu lại vấn đề này. Sự phát triển khu vực này liên quan đến cả 2 nước. Tôi cho rằng, tại các cuộc họp sơ kết, tổng kết liên quan đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực, chúng ta nên mời ban quản lý phía Campuchia đến dự để trao đổi thông tin, nắm bắt những vướng mắc của nhau nhằm kịp thời tháo gỡ”.  Ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cũng nêu ý kiến: “Hiện phí hạ tầng cho các xe qua lại khu vực này đã được hạ thấp, nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng phải chịu phí “ngoài luồng” khá nhiều. Chúng ta cần xem xét lại nghiêm túc vấn đề này để có giải pháp khắc phục. Thời gian làm việc tại khu cửa khẩu (từ 7 giờ đến 17 giờ) ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thương của doanh nghiệp. Vì vậy, nên chăng đề xuất thời gian hoạt động của các đơn vị chức năng tại đây theo thời vụ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, vì chỉ cần xuất-nhập khẩu chậm trễ sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian, chi phí của doanh nghiệp”.  HÀ DUY    Kiểm tra xe vận chuyển hàng hóa qua khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy  Quốc môn khánh thành đã tạo nhiều kỳ vọng về phát triển du lịch tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Đức Thụy
Kiểm tra xe vận chuyển hàng hóa qua khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy
 
 
Tương tự, trước đây, cửa hàng miễn thuế đặt tại khu liên hợp cửa khẩu còn phong phú các mặt hàng, thu hút nhiều người đến mua sắm. Nhưng hiện nay, cửa hàng chỉ có mặt hàng rượu, hiếm hoi mới có khách ghé mua. Hay khi Quốc môn khánh thành, nhiều kỳ vọng về sự phát triển du lịch ở khu vực này đã được nhắc đến. Song đến nay, chỉ với Quốc môn, CKQT Lệ Thanh vẫn chưa thể “lôi kéo” được du khách tìm đến. 
 
Hiện tại, Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh vẫn chưa có quy hoạch chung nên thiếu định hướng trong vấn đề đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư, gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất. Khu kinh tế này cũng chưa có bản đồ địa chính nên ảnh hưởng đến công tác kiểm kê, thống kê, quản lý sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa được triển khai. Ông Nguyễn Như Trình-Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh-cho hay: Qua rà soát, kiểm tra quỹ đất thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trước đây là đất lâm nghiệp (nằm trong phần diện tích đất UBND tỉnh đã giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đức Cơ quản lý và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng có các trường hợp người dân đã canh tác vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng cao su, điều…). Do đó, toàn bộ diện tích người dân đang canh tác trên đất lâm nghiệp nêu trên không đủ điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi. Mặt khác, chính sách hỗ trợ cho các hộ dân đang canh tác trong khu vực giải phóng mặt bằng chưa được pháp luật quy định. Do vậy, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đang gặp khó khăn, vướng mắc.
 
Cần sự chung tay
 
Để tăng cường công tác quản lý tại Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh, giữa năm 2019, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đã ký kết quy chế phối hợp với UBND huyện Đức Cơ. Nội dung phối hợp gồm: Quản lý đầu tư; lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng; quản lý đất đai, khoáng sản và môi trường; quản lý doanh nghiệp và lao động; quản lý quốc phòng-an ninh và trật tự xã hội; quan hệ đối ngoại. Theo ông Nguyễn Như Trình-Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh: “Việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh giữa 2 bên đã góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính và thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư tại đây cơ bản ổn định và phát triển. Hạ tầng khu vực cửa khẩu đã được đầu tư và dần đi vào hoàn thiện; đời sống người dân ngày càng phát triển, công nghiệp; thương mại-dịch vụ có sự tăng trưởng tích cực”. 
 
Người dân làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy
Người dân làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy
 
Tuy nhiên, Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh hiện vẫn chưa phát triển như kỳ vọng bởi nhiều hạn chế. Ông Vũ Mạnh Định-Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho hay: Đến nay, đã có 350 tỷ đồng được phân bổ để đầu tư hạ tầng cho khu vực CKQT Lệ Thanh. Huyện đang hướng tới phát triển thương mại-dịch vụ ở đây. Để thúc đẩy Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh phát triển như mong đợi, trước hết cần làm tốt công tác phối hợp giữa các bên. “Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cần tiếp tục đôn đốc, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục triển khai dự án. Huyện sẽ chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã phối hợp triển khai, có vấn đề gì sẽ xử lý ngay. Huyện cũng sẽ cùng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh nghiên cứu và tiếp tục kiến nghị những vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, có thể vận động doanh nghiệp chung tay hỗ trợ. Về vấn đề phát triển du lịch, chúng ta cần có kế hoạch kết nối các vùng du lịch với nhau tạo nên các tour, ví dụ từ Pleiku lên Đức Cơ; từ Ia Grai đi dọc biên giới về bến đò A Sanh và qua CKQT Lệ Thanh; từ cửa khẩu đi qua các tỉnh Siem Reap, Preah Vihear... của Campuchia. Đặc biệt, làm sao để xây dựng “Chợ phiên biên giới”, có thể 1 tháng hoặc 1 quý/lần để người dân 2 bên giao thương, trao đổi hàng hóa, tạo động lực phát triển thương mại, du lịch, góp phần xứng tầm là CKQT”-ông Định cho biết.
 
Quốc môn khánh thành đã tạo nhiều kỳ vọng về phát triển du lịch tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Đức Thụy
Quốc môn khánh thành đã tạo nhiều kỳ vọng về phát triển du lịch tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Đức Thụy
 
Còn theo ông Trần Thanh Vân-Chi cục trưởng Chi cục Hải quan CKQT Lệ Thanh: “Có một thực tế là người dân Campuchia đi thăm thân nhân hoặc muốn qua Việt Nam du lịch theo đường cửa khẩu Lệ Thanh chỉ được đi trong khu vực biên giới và trong vòng 24 tiếng đồng hồ, điều này hạn chế sự phát triển về du lịch rất nhiều. Chúng ta cần nghiên cứu lại vấn đề này. Sự phát triển khu vực này liên quan đến cả 2 nước. Tôi cho rằng, tại các cuộc họp sơ kết, tổng kết liên quan đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực, chúng ta nên mời ban quản lý phía Campuchia đến dự để trao đổi thông tin, nắm bắt những vướng mắc của nhau nhằm kịp thời tháo gỡ”.
 
Ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cũng nêu ý kiến: “Hiện phí hạ tầng cho các xe qua lại khu vực này đã được hạ thấp, nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng phải chịu phí “ngoài luồng” khá nhiều. Chúng ta cần xem xét lại nghiêm túc vấn đề này để có giải pháp khắc phục. Thời gian làm việc tại khu cửa khẩu (từ 7 giờ đến 17 giờ) ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thương của doanh nghiệp. Vì vậy, nên chăng đề xuất thời gian hoạt động của các đơn vị chức năng tại đây theo thời vụ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, vì chỉ cần xuất-nhập khẩu chậm trễ sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian, chi phí của doanh nghiệp”.
 
HÀ DUY 

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công