Chi tiết Thủ tục hành chính

Chi tiết thủ tục hành chính

Bảo đảm đầu tư trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư

Lĩnh vực:
Lĩnh vực đầu tư
Thẩm quyền giải quyết:
Ban quản lý khu kinh tế
Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

- Nhà đầu tư gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai (50 Phan Bội Châu, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg) để bổ sung hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg và phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg.

Bước 2. Giải quyết hồ sơ

Ban quản lý Khu kinh tế quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư. Trường hợp vượt thẩm quyền thì trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ

- Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai.

- Thời gian trả kết quả và nộp lệ phí (nếu có): Sáng từ 7h - 11h, chiều từ 13h - 17h từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của pháp luật).

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Gia Lai hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư gồm các nội dung sau:

+ Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;

+ Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: Loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);

+ Nội dung văn bản pháp luật mới có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư;

+ Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.

- Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó).

Số lượng hồ sơ:

01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

Đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Nhà đầu tư có dự án đầu tư đang hưởng ưu đãi đầu tư nhưng bị bãi bỏ ưu đãi đầu tư (quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật Đầu tư);

- Văn bản đề nghị gửi Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 3 năm kể từ ngày văn bản mới có hiệu lực thi hành bãi bỏ ưu đãi của nhà đầu tư.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Lệ phí:
Không
Kết quả thực hiện:

Văn bản quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư hoặc Văn bản thông báo cho nhà đầu tư trong trường hợp từ chối (nêu rõ lý do).

Tệp đính kèm:   VH-7.doc
Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công